Có một Website chính thức và duy nhất của Công ty Truyền thông Megastar - liên doanh giữa Media Partners Limitted và Công ty Văn hóa Phương Nam là www.megastarmedia.net nhằm phổ biến các tin tức điện ảnh và chương trình phim đến khán giả. Ngày 27/7/2006, trên mạng xuất hiện một trang Web khác là với tên miền là www.megastarcineplex.com, sử dụng logo và giao diện trình bày tương tự như website của Megastar để phát tán phim sex. Hiện tại, trang web này được rao bán trên mạng và kèm
Chủ nhân của trang web nhái đã được xác định là ở Việt
Vậy tại sao Megastar không thưa kiện tại Mỹ? Việc tên miền đã đăng ký và đang được sử dụng với một ý định không lành mạnh có thể bi khép vào tội danh "kẻ chầu chực trên trời" (cybersquatter)
Nguyên đơn cũng có thể thưa bị đơn lên Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO). Nếu thắng, WIPO sẽ ra phán quyết yêu cầu ICANN ngưng hoạt động trang web “đạo” hoặc chuyển giao cho nguyên đơn.
Thế nhưng, do danh tính của chủ nhân trang web nhái hiện chưa được xác định, việc Megastar thưa kiện lên ICANN và VTVIPO là vô nghĩa. Như vậy, câu chuyện về tranh chấp tên miền mà nạn nhân là Megastar vẫn chưa biết chừng nào sẽ đi đến hồi kết.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Trường hợp của Megastar là một kinh nghiệm tốt đối với các doanh nghiệp muốn mở website thương mại. Theo luật sư Nguyễn Ngọc Bích, để tránh đi vào vết xe đổ, biện pháp tốt nhất hiện nay khi xây dựng website thương mại là nên đăng ký nhiều tên miền, nhất là đối với những tên miền doanh nghiệp thấy có nhiều khả năng bị "cạnh tranh không lành mạnh” như trường hợp của Megastar. Chỉ có như thế, “những kẻ chầu chực trên trời" mới không còn chỗ dung thân.